Nguồn tham khảo: Karim Shahine (TotalFootballAnalysis) & Stuart James (The Athletic)
Bruno Fernandes. Đây chắc chắn là mùa giải dưới mức kỳ vọng của tiền vệ người Bồ Đào Nha kể từ khi anh gia nhập Man United cuối tháng 1/2020. Bruno Fernandes ấy mới đây đã chính thức ký hợp đồng mới với MU đến hết tháng 6/2022, kèm điều khoản tùy chọn gia hạn thêm 1 năm, lương tăng gấp đôi lên 240 nghìn bảng/tuần.

Với nhiều người hâm mộ bóng đá không-phải-fan MU, có lẽ họ sẽ bất ngờ khi biết rằng, Bruno Fernandes, người đang dẫn đầu “Quỷ đỏ” ở thống kê bàn thắng, kiến tạo, sút cầu môn, cơ hội tạo ra và số đường chuyền vào 1/3 cuối sân, tính từ thời điểm anh ra mắt Premier League, lại là cái tên gây chia rẽ trong cộng đồng fan đội bóng thành Manchester.
Mùa giải 2021/22 của MU sắp khép lại, trong vòng 48 tiếng tới rất có thể thông tin Erik Ten Hang trở thành HLV “Quỷ đỏ” sẽ chính thức được công bố trên website và các nền tảng mạng xã hội của CLB chủ sân Old Trafford. Vì thế, chẳng hề quá sớm khi hôm nay, chúng ta ngồi lại với nhau một chút, để bàn về chủ đề: “Liệu Erik Ten Hag có sẵn sàng xây dựng MU xoay quanh Bruno Fernandes?”.
Cần phải khẳng định luôn, GKĐ không phải fan cuồng của Bruno Fernandes, tức bất chấp anh đã tốt hay dở, vẫn bênh chằm chặp. Nhưng chúng tôi cũng không thuộc nhóm anti-Fernandes một cách mù quáng – những người luôn chỉ nhìn vào những khiếm khuyết của tiền vệ người Bồ Đào Nha để bỉ bôi, chê bai, xem thường anh ta.
Nhân vô thập toàn, chẳng ai 10 phân vẹn 10 cả, Bruno Fernandes, hay bất kỳ cầu thủ bóng đá thượng thặng nào cũng vậy thôi. Quan điểm của GKĐ chúng tôi về Fernandes vì thế rất rõ ràng: có ưu có khuyết, có những điểm hơn người, nhưng cũng có tồn tại kha khá vấn đề cần cải thiện.
Đánh giá về Fernandes một cách khách quan nhất, thì phải nhìn và những gì tiền vệ này đã làm được, chưa làm được và có thể làm được và đặt chúng trong những hoàn cảnh cụ thể của MU từ quá khứ, hiện tại đến tương lai gần – khi HLV của “Quỷ đỏ” là Erik Ten Hag.

Tua ngược thời gian về thời điểm cuối tháng 1/2020, khi Fernandes chính thức trở thành một “Quỷ đỏ”. Lúc ấy, Mu đang đứng thú 5 BXH Premier League, kém 6 điểm so với Top 4, kém Leicester – đội khi đó xêp hạng 3 tới 14 điểm. Với Fernandes, MU kết thúc mùa bóng ấy với 14 trận bất bại, về đích thứ 3. Bản thân Fernandes ghi 20 bàn trong 22 trận ra sân trên mọi đấu trường.
Fernandes tiếp tục phong độ chói sáng của mình ở mùa giải trước với 28 bàn và 17 đường kiến tạo, còn MU về nhì 2 đấu trường Premier League cùng Europa League.
Vị trí Bruno chơi hay nhất là số 10 trong sơ đồ 4-2-3-1, thích là trung tâm của mọi đường lên bóng của đội nhà, có thể đóng vai một người hùng trong một tập thể xây dưng theo phong cách one-man-army, nhưng Bruno cũng sở hữu những phẩm chất đủ tốt để chơi như một số 8 tiến bộ trong mô hình 4-3-3. Đây là bàn đồ nhiệt của Bruno mùa này cho thấy, tiền vệ người Bồ Đào Nha đơn giản là có mặt ở rất nhiều nơi, dù khu vực hoạt động thường xuyên nhất của anh là lệch nhiều hơn về nửa phần sân bên trái.
Phân nửa trong 18 pha lập công của Fernandes mùa trước là từ phạt đền. Nhưng đừng quên, với 9 phi bàn từ tình huống mở, Fernandes chỉ kém duy nhất 1 tiền vệ khác trong lịch sử MU, Paul Scholes, người từng ghi 10 bàn mùa 1995/96 và 14 bàn mùa 2002/03 từ bóng sống. Mùa này dù bị coi là mùa bóng tầm thường nhất của Fernandes, nhưng anh cũng đã có 9 tình huống lập công từ tình huống mở.
Theo quan điểm của chúng tôi, Fernandes khi-có-bóng là dạng cầu thủ của “khoảnh khắc”, anh luôn tiếp cận với tư duy làm cách nào nhanh nhất có thể để tạo ra một đòn quyết định gây sá thương cho đối thủ, đó có thể là 1 đường chuyền risky-pass hoặc một cú dứt điểm hoặc 1 pha di chuyển không bóng chẳng ai ngờ.

Thống kê của Whoscored cho biết, với 82 đường chuyền tạo ra dứt điểm, Fernandes – người bị cho là sa sút mạnh mùa này – đang là số 1 Premier League. Bình quân mỗi 90 phút, Fernandes có 2.8 key-pass ở Ngoại hạng Anh 2021/22, hiệu suất tốt thú 3 giải đấu chỉ sau Kevin de Bruyne và Trent-Alexander Arnold. Tính cả Champions League, “số 18” MU đã đặt dấu giày vào 21 bàn thắng, gồm 8 bàn và 12 pha kiến tạo. Rõ ràng, không tệ một chút nào!
Còn khi ở trạng thái không bóng, Fernandes chắc chắn là một trong những cầu thủ tích cực nhất MU trong công tác pressing và tranh chấp. Đây là ưu điểm của Fernandes, nhưng bên trong nó cũng tồn tại khuyết điểm. Phần này chúng ta bàn về ưu điểm trước. Thống kê của Total-Football-Analysis chỉ ra rằng, Fernandes đứng thứ 2 trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu ở thống kê tắc bóng, tần suất pressing, các hành động pressing ở 1/3 sân nhà và tỷ lệ gây áp lực thành công, trong nhóm những cầu thủ đá cùng vị trí.
Nhưng rõ ràng mùa này Fernandes đã không còn tạo ra được những hiệu ứng mạnh mẽ và quyết định như khoảng 1 năm rưỡi đầu tiên ở MU. Có khá nhiều thông số chuyên môn của anh sụt giảm và nó tất nhiên cũng liên quan đến phong độ đi xuống của toàn đội cũng như nhiều nguyên nhân khách quan-chủ quan khác.Giờ chúng ta điểm qua các lý do khiến Fernandes không còn xuất sắc như đã từng.
Lý do thứ 1-Thay đổi HLV giữa mùa dẫn tới hệ thống và phong cách chơi của đội thay đổi.
Ole, Carrick và Rangnick, 4-2-3-1, 4-2-2-2 rồi 4-3-3 đó là những thay đổi đáng kể nhất liên quan đến vị trí HLV và hệ thống chiến thuật của MU mùa này. Rõ ràng, Bruno cũng phải học cách để thích nghi. Đặc biệt việc chuyển từ số 10 tự do thành một số 8.
Giữa 2 thời kỳ Ole và Rangnick, Fernandes trong vai trò mới, cách tiếp cận mới có sự sụt giảm đáng kể ở số lần dứt điểm cầu môn mỗi 90 phút (từ 2.5 xuống 1.9) và tần suất tạo cơ hội (3.1 keypass xuống 2.4).
Việc MU mùa này có sự hiện diện của Cristiano Ronaldo, theo chúng tôi cũng hạn chế tương đôi không gian chơi bóng của Fernandes. Premier League mùa trước, Fernandes dứt điểm nhiều thứ 3 toàn giải, 121 lần, chỉ sau 2 ngôi sao tấn công Harry Kane và Mohamed Salah. Tính đến hiện tại mùa này, anh đứng thứ 9 giải đấu ở thống kê tương ứng với 74 lần.
Cũng cần lưu ý, những đối tác tấn công rất ăn ý với Fernandes mùa trước thì mùa này đều có chuyện. Edi Cavani mới chỉ ra sân 15 trận kể từ đầu mùa, phần lớn từ băng ghế dự bị, Marcus Rashford đang vật vã tìm lại mình, Mason Greenwood thì dính vào scandal hành hung bạn gái, đã bị đình chỉ thi đấu hơn 2 tháng qua.
Lý do thứ 2- Sự quá tải.
Fernandes, không cần phải nói nhiều, là 1 trong những cầu thủ hiếm hoi của bóng đá cấp độ cao nhất, hầu như không được nghỉ ngơi. Kể từ khi gia nhập MU, anh là “Quỷ đỏ” đá nhiều phút nhất ở cấp CLB. Riêng năm ngoái, tính mọi đấu trường từ CLB đến đội tuyển, anh là cầu thủ bóng đá cày nhiều nhất thế giới. Mùa này, anh cũng xếp thứ 2 ở thời gian thi đấu trong nhóm các cầu thủ đáng cùng vị trí, trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu A, chỉ kém chút ít so với người đồng đội Bồ Đào Nha ở Man CIty – Bernardo Silva.
Tóm lại, nếu xét trên những hạng mục cơ bản và quan trọng nhất của 1 tiền về hiện đại, thì Fernandes vẫn thuộc nhóm đỉnh của chóp ở đầu ra bàn thắng, ở tần suất tạo cơ hội, ở sự bền bỉ – chính là thời gian thi đấu rất nhiều, ở cả những nỗ lực tự thân trong việc hỗ trợ cho công tác phòng ngự của đội với các chỉ số xoạc bóng và pressing rất cao.
Nhưng Bruno Fernandes ấy cũng có không ít vấn-đề và theo chúng tôi, Erik Ten Hag, nếu thực sự coi anh là key-player trong cuộc cách mạng của mình tại Old Trafford mùa tới như quan điểm của BLĐ MU – thì “Mười khó” chắc chắn có kha kha việc phải làm để giúp tiền vệ người Bồ Đào Nha hoàn thiện hơn.
Dưới đây là những vấn đề của Fernandes, và xin nói ngay, không chỉ mùa này mới xuất hiện, mà nó vốn đã là 1 phần trong cách chơi của “số 18” từ Sporting Lisbon đến MU hay cấp đội tuyển.
Số 1: Quá nhiều đường chuyền cẩu thả, những quyết định vội vàng, và khả năng kiểm soát bóng khi bị quây ráp cường độ cao không tốt.
Chúng ta đều biết Fernandes là kiểu cầu thủ thích thực hiện những đường chuyền risky-pass, có độ khó cao, tỷ lệ chính xác thấp nhưng nếu thành công thì sẽ đặt đồng đội vào thế ăn bàn cực sáng.
Nhưng cách chuyền này, chỉ nên dùng ở một vài thời điểm, một số khoảnh khắc trong một trận đấu và nó cũng chỉ thực sự phù hợp khi Fernandes đá số 10 tự do, thường xuyên ở các vị trí cao, để nếu anh chuyền hỏng thì nguy cơ rủi ro cho đội nhà ít hơn. Kh đá “số 8” trong mô hình 4-3-3 hay “số 10” ảo trong mô hình 4-2-2-2 ban đầu Rangnick áp dụng, cách chơi và cách chuyền này lợi bấy cấp hại.
Vì Fernandes là đầu mối lên bóng của đội và anh vẫn chơi như thế, dẫn đến khả năng duy trì và kiểm soát nhịp điệu của MU là cực tệ. Với một đội bóng không sở hữu các tiền vệ trung tâm đủ tốt, ở tư duy kiểm soát vị trí và không gian như MU, chuyển cầu may và chuyển ẩu với tần suất nhiều thì cũng đồng nghĩa với việc hàng thủ phải chịu áp lực thường xuyên khi đội nhà mất bóng và không kịp chuyển trạng thái.
Mùa này, có 3 trận đấu mà Fernandes làm mất quyền kiểm soát bóng (gồm khống chế, xử lý lỗi và chuyển hỏng) hơn 25 lần. Khi đội thắng ầm ầm, loại thống kê này đa số sẽ bỏ qua. Nhưng với một MU sa sút như mùa này, “vấn đề” Fernandes phơi bày rõ một một trước ánh sáng,
Riêng Ngoại hạng Anh mùa này, Fernandes chỉ đạt tỷ lệ chuyền chính xác 76%, trung bình mỗi trận mất quyền kiểm soát bóng gần 13 lần – đều là những thống kê tệ nhất của anh trong 5 năm qua. Đây là hình ảnh ví dụ về một tình huống mất bóng của Fernandes dẫn tới MU bị thủng lưới, trong trận đấu với Leeds.
Số 2: Sự thiếu kiên nhẫn dẫn tới những quyết định không tốt.
Mùa này, chúng ta bắt gặp rất nhiều tình huống mà Fernandes hoàn toàn có thể làm tốt hơn nếu anh tĩnh lại một chút thay vì quá động. Đây là một ví dụ trước Norwich ở lượt đi, khi Fernandes nhờ sự hỗ trợ của Rashford giành lại quyền kiểm soát bóng ở gần vòng tròn giữa sân trong bối cảnh khối đội hình của “Chim hoàng yến” dân lên rất cao. Thay vì tĩnh lại 1 chút, chờ Rashford thực sự tăng tốc để chiếm lĩnh vùng không gian tối ưu nhất, thì Fernandes lại chuyền quá vội.
Còn đây là 1 ví dụ khác, khi Fernandes lựa chọn 1 đường chuyền khó cho LIngard , người chưa có được vị trí tốt và vẫn trong tầm kiểm soát của 2 cầu thủ Leeds, trong khi anh có thể thực hiện chuyền tịnh tiến xuyên line cho Pogba hoặc đơn giản là đưa trái bóng sang bên cạnh cho Lindelof, còn mình thì tiến lên phía trước.
Mùa này, Fernandes đã cố gắng thực hiện 328 đường chuyền có độ dài từ 30m trở lên và chỉ thành công 50.3%.
+ Số 3: Rất nhiều lần pressing vô tổ chức.
Hình ảnh Fernandes đột nhiêu phá rào, chạy ra khỏi khối pressing của MU tới gây sức ép với thủ môn đối phương là điều mà chúng ta đã thấy quá thường xuyên mùa này. Và đây là một case mà khi chúng ta phân tích về một cầu thủ, thì phải đặt data thô bên cạnh thực tế diễn ra trên sân cỏ. Thông số pressing và tranh chấp của Fernandes là rất cao, thậm chí thuộc loại đẹp nhất trong số các tiền vệ công của 5 giải VĐQG hàng đầu, nhưng đặt nó trong hệ thống pressing của cả đội MU thì lại có chuyện để bàn.
Vấn đề ở đây là tư duy và sự đồng động khi pressing – công việc chưa bao giờ là chuyện của 1 người. Lựa chọn hành động pressing của Fernandes khi nhằm vào cầu thủ cầm bóng của đối phương sẽ chỉ tốt nếu các đồng đội cũng sẽ tiến lên cùng anh. Còn nếu không, thì chẳng khác nào đưa đầu vào rọ, mở ra hướng thoát bóng dễ dàng cho đối phương. Chẳng cần phải nhìn quá xa, lấy ngay vi dụ trong trận MU thua Liverpool 0-4 mới đây để thấy, pressing là chuyện của tự duy, của hệ thống, của khối, chứ không phải cứ một mình nhiệt tình ào ào kiểu Fernandes mà được.
Đây là hình ảnh ở phút thứ 4, khi Liverpool build-up bóng ở phần sân nhà và MU chủ trương duy trì khối pressing không quá rát nhưng đủ để che các góc chuyền tốt nhất của đối thủ. Nhưng điều đó chỉ tồn tại cho đến khi Fernandes lao lên, tấn công Alisson khiến khối Pressing của Mu bị xô lệch, mở ra hướng thoát bóng bên hành lang phải cho Liverpool. Những gì diễn ra sau đó, chúng ta đều biết, những pha phối hợp tam giác 3 người và third-man run giúp Liverpool xé toang hàng thủ MU ghi bàn mở tỉ số.
*****************
Một HLV giỏi là người có thể tạo ra một hệ thống phát huy tối đa những ưu điểm của cầu thủ và giảm thiểu những rủi ro có thể xuất hiện từ khuyết điểm của anh ta. Với một Bruno ưu điểm đan xen khuyết điểm mà chúng ta đã biết và vừa cùng nhau phân tích bên trên, câu hỏi đặt ra là Tân HLV MU mùa tới Erik Ten Hag sẽ khai thác “số 18” như thế nào?
+ Với khả năng xâm nhập box, chọn vị trí, đánh hơi bàn thắng và đầu ra G+A đã được khẳng định, Fernandes hoàn toàn có thể đá như một số 9 ảo kiểu Dusan Tadic trong mô hình của ten Hag.
+ Nhưng khả năng lớn nhất, theo chúng tôi, đó là Ten Hag sẽ sử dụng Fernandes trong vai trò một số 8 roaming, lệch phải hay lệch trái thì còn tùy thuộc và nhân sự cụ thể mùa tới MU bổ sung ra sao.
Những nguyên tắc quan trọng nhất trong phương pháp của Ten Hag chúng tôi đã phân tích trong ít nhất 3 video trước đây, anh em có thể tìm lại trong list của kênh để xem lại, ở đây chỉ nhấn mạnh các ý cơ bản:
+ Build up bóng tuần tự từ hậu tuyến
+ Pressing tầm cao và rát, với những khối pressing 4-5 người luôn chủ trương tạo ra sự quá tải về nhân sự ở 1 khu vực nhất định bên 1/3 sân đối phương để nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát bóng và thực hiện phản công ở các vị trí cao.
+ Đòi hỏi các cầu thủ phải có tư duy chuẩn chỉ về định vị vị trí và kiểm soát không gian.
Fernandes có sự nhiệt tình, bền bỉ, có óc sáng tạo và đam mê mãnh liệt khi chơi bóng. Nhưng anh là kiểu tiền vệ quá động, thường xuyên động, trong khi yêu cầu của 1 số 8 là phải biết khi nào cần tĩnh, khi nào cần động. Kỷ luật vị trí của Fernandes cũng cần phải dạy lại, để anh có thể trở thành một công tắc tốt trong một hệ thống pressing có khố, có bài, có sự đồng nhất.
+ Và tất nhiên, chúng ta cũng có cơ sở để kỳ vọng Fernandes ấy sẽ chơi hiệu quả hơn, chuẩn mực hơn khi bên cạnh và phía sau anh là một tiện vệ trung tâm đáng tin cậy, vị trí mà MU chắc chắn sẽ phải bổ sung cho Ten Hag mùa này.
Hi vọng, hơn 1 tháng chuẩn bị trước mùa bóng mới 2022/23 là đủ để Ten Hag, gieo vào đầu của Fernandes và tất nhiên rất nhiều cầu thủ khác nữa của MU, kỷ luật vị trí và tư duy kiểm soát không gian đóng vai trò quan trọng như thế nào để xây dựng một đội bóng chơi thứ bóng đá hiện đại và chủ động.
Tất nhiên, còn những thứ cần phải hoàn thiện khác thì cứ… từ từ. Ở một đội bóng như MU-của-hiện-tại, đơn giản là không thể vội được.