Nguồn: The Athletic
Thống kê mới nhất của CIES chỉ ra rằng, kể từ Hè năm 2012, MU chính là đội chi ròng chuyển nhượng cao nhất thế giới. Chỉ ròng ở đây đơn giản là lấy tổng chi mua/mượn cầu thủ trừ đi tổng thu từ việc chuyển nhượng. Và chi ròng của MU trong 1 thập kỷ qua là 1 tỷ 0 trăm 75 triệu euro.
Con số này ở Man City và PSG, 2 đội chi ròng nhiều thứ 2-thứ 3 Thế giới là 984 và 981 triệu euro. Chelsea, cái tên mà nhiều fan MU thiếu kiến thức hay quy chụp là dùng tiền mua thành công, đứng cuối cùng trong Top 10 chi ròng 1 thập kỷ qua, với “chỉ” 413 triệu euro, thậm chí còn ít hơn 170 triệu so với Arsenal, đội đứng thứ 5.
Dông dài về chuyện chi chuyển nhượng của MU và các CLB hàng đầu châu Âu khác là để khẳng định, những năm dài chuyển nhượng thiếu định hướng, những thương vụ panic buy, hàng loạt chữ ký không phù hợp không chỉ khiến MU đứng đầu danh sách “khoe của” kệch cỡm mà còn tạo ra một đội ngũ khá là lôm côm ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt là khi chúng ta đặt đối ngũ ấy trong triết lý và phương pháp bóng đá cấp tiến của HLV của MU mùa sau – Erik Ten Hag.
Nhìn vào đội hình MU hiện tại, không khó để chỉ ra những “nan đề” mà Ten Hag sẽ phải đối mặt, bên cạnh làn sóng “Quỷ đỏ” rời đi vào mùa Hè.
Danh sách 26 cầu thủ MU của hiện tại gồm 6 cây nhà lá vườn trưởng thành từ học viện và 21 cầu thủ khác được ký bởi 5 đơi HLV gần nhất, trong đó có 2 cái tên, David De Gea và Phil Jones là được đưa về bởi Sir Alex Ferguson.
Về lý thuyết, số lượng cầu thủ trong độ tuổi lý tưởng của MU mùa này, tức từ 24-29, chiếm đa số.
Nhưng trên thực tế, những cầu thủ thể hiện ổn nhất của MU kể từ đầu mùa lại nằm ở ngoài khung tuổi lý tưởng trên: gồm Jadon Sancho và Anthony Elanga (nhóm dưới 24 tuổi) và David De Gea, Cristiano Ronaldo (nhóm ngoài 30).

Chính những quyết sách chuyển nhượng, từ mua đến bán cầu thủ và gia hạn hợp đồng thời hạn quá dài đã tạo ra một đội ngũ cồng kềnh với chất lượng không-rõ-ràng, và đặc biệt không phù hợp với các phương pháp tiếp cận hiện đại, đề cao pressing và tính kiểm soát.
Ten Hag khi tiếp quản đội ngũ này vào mùa Hè chắc chắn sẽ phải đối mặt với một khối lượng công việc khổng lồ. Tất nhiên, đó không bao giờ là chuyện bán sạch những người không phù hợp và mua mới toàn bộ như các chuyên gia mõm vẫn rêu rao trên MXH. Đây là làm cách mạng bóng đá đời thực chứ không phải game bóng đá.
Giờ chúng ta sẽ đến với “nan đề” thứ nhất: Vị trí thủ môn của MU
David De Gea, không cần phải nói nhiều, đã gánh MU rất, rất nhiều trận mùa này với kỹ nghễ cứu thua siêu hạng của anh. MU đã thủng lưới 42 bàn tại Ngoại hạng Anh mùa này, chỉ ít hơn 7 CLB khác, nhưng De Gea ấy thuộc Top 3 thủ môn có chất lượng cản phá tốt nhất giải.
Tuy nhiên, rõ ràng, phong cách classic, thích ôm gôn, và đặc biệt không có tư duy của một sweeper-keeper khiến De Gea trở thành 1 cái tên không phù hợp khi MU hướng tới một lối chơi đề cao giá trị kiểm soát bóng, build-up từng bước từ hậu tuyến và chơi với khối đối hình dâng cao.
Biểu đồ sau đây cho thấy De Gea là thủ môn có tần suất thấp nhất trong công việc bước ra khỏi vòng 5m50 để thực hiện các tình huống bắt hoặc cản phá các cú tạt của đối phương.
Thống kê các hành động phòng ngự ngoài vòng 16m50 của De Gea tại Ngoại hạng Anh mùa này, trong số các thủ môn chơi từ 1350 phút trở lên cũng thấp nhất.
De Gea khởi nghiệp là 1 tiền đạo, anh có kỹ năng xử lý bóng bằng chân ổn. Nhưng ở đây, chúng ta phải nhấn mạnh khía cạnh tư duy xử lý bóng bằng chân. Ten Hag, người đề cao vai trò của 1 thủ môn trong quá trình triển khai bóng của đội, chắc chắn cần nhiều hơn ở một De Gea như thế.
Đây là biểu đồ so sánh mật độ các điểm chuyền bóng được thực hiện bổ De Gea ở MU mùa này và Andre Onana, một thủ thành kiểu Ten Hag, trước khi anh này dính scandal bị treo găng.
Rất rõ ràng, các ô màu đỏ cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa 2 thủ môn: trong khi De Gea thường xuyên chuyền cho các trung vệ ở gần mình thì radar phân phối bóng của Onana rộng hơn rất nhiều, từ trung vệ, đến hậu vệ biên và tiền vệ trung tâm.
Dù trân quý De Gea, nhưn GKĐ chúng tôi phải thừa nhận, để MU có thể chơi thứ bóng đá kiểu Ten Hag, thì thủ thành người Tây Ban Nha không nên và không thể là lựa chọn số 1 trong khung gỗ “Quỷ đỏ” mùa tới.
Nan đề thứ 2: Cặp trung vệ quá dễ tổn thương bởi những kết cấu không phù hợp.
Một đội bóng đã chi hàng trăm triệu euro để tăng cường hàng thủ như MU vài năm qua đáng lẽ không thể để mình rơi vào một tình trạng dễ tổn thương, trận này qua trận khác, như những gì chúng ta đã chứng kiến kể từ đầu mùa. Có 2 lý do quan trọng nhất cho thực trang này:
+ Hàng thủ – đặc biệt là cặp trung vệ không được bảo vệ tốt bởi các tiền vệ trung tâm chơi phía trên.
+ Các lựa chọn trung vệ của MU dường như không thể kết hợp tốt với nhau một cách ổn định: Maguire xuất sắc trong bóng bổng, nhưng thường xuyên gặp khó khăn trong các tình huống đối mặt với các cầu thủ tấn công lắt léo giàu tốc độ. Varane trong khi đó, lại có xu hướng quá an toàn trong việc kiểm soát vị trí, Lindelof thường xuyên lộ ra điểm yếu khi đối thủ là các tiền đạo mạnh và giỏi tranh chấp tầm cao, trong khi Bailly gặp vấn đề ở khả năng ra quyết định. Cặp trung vệ được chờ đợi sẽ là lý tưởng nhất của MU, Maguire – Varane, thực ra mới chỉ chơi cặp với nhau 51% tổng số phút có thể tại Ngoại hạng Anh mùa này.
Nan đề thứ 3: Những pivot cụt chân, kiểm soát vị trí kém cỏi và tầm thường ở khả năng tịnh tiến bóng.
Rất rõ ràng, nếu McTominay hoặc Fred đá ở đáy hàng tiền vệ, hoặc cả 2 chơi cặp pivot với nhau, MU luôn gặp vấn đề lớn trong việc đua trái bóng nhanh nhất, chuẩn nhất lên phía trên cho các cầu thủ tấn công. Thực tế này tạo ra gánh nặng tịnh tiến bóng và triển khai lối chơi cực lớn cho trung vệ thường xuyên đá lệch trái Maguire và hậu vệ cánh trái Luke Shaw.
Fred cho thấy sự tiến bộ lớn khi được Rangnick kéo đá cao, rộng và chơi như một box-to-box nhưng tư duy của McTominay, nếu cầu thủ này thực sự muốn phát triển trong vai trò một số 6, cần phải cải thiện rất rất nhiều. Tư duy quan trọng nhất chính là việc biết chọn cho mình 1 vị trí phù hợp để nhận bóng từ hậu tuyến thay vì nấp sau lưng cầu thủ đối phương, khiến đội nhà bó tay trong việc đưa trái bóng lên phía trên.
Trong khi đó, Bruno Fernandes lại là kiểu tiền vệ phù hợp nhất với lối chơi chuyển trạng thái nhanh của các đội bóng ưa phản công hơn là kiểu tiền vệ có nhận tốt về nhịp điệu, để biết khi nào cần tĩnh, khi nào cần động. Trong quan điểm của BLĐ MU, Bruno là key-player quan trọng nhất của đội, nhưng để phù hợp với Ten Hag anh cũng cần sửa những thói quen của mình để phù hợp với một đội bóng chơi kiểm soát,
Với những con người đang có, MU gặp vấn đề lớn trong việc đưa bóng trái bóng từ box của mình đến vòng tròn giữa sân, chứ chưa nói đến chuyện triển khai bóng lớp lang từ 1/3 sân nhà sang 1/3 phần sân đối phương. Đây là “vấn nạn” của MU từ thời Ole và Ten Hag cần phải xử lý được ngay trong mùa bóng đầu tiên của ông tại Old Trafford. Cách nhanh nhất và duy nhất: mua một tiền trung tâm biết giữ bóng, biết chuyền bóng, biết tranh chấp, biết kiểm soát không gian và có khả năng thực hiện tốt công việc tinh tiến bóng. Declan Rice chát quá thì có thể chọn Tchouameni của Monaco, giá 50-60 triệu euro hoặc Boubacar Kamara (Marseille) hay bốc luôn Edson Alvarez từ Ajax. Tóm lại, là ai cũng được nhưng phải có và phải là hàng ngon phù hợp với triết lý bóng đá của Mười Khó.
Nan đề thứ 4: Ronaldo & hàng công
Mỗi trận đấu mùa này, MU sút 13.8 lần, không ít, cũng không thấp hơn quá nhiều so với trung bình các mùa giải trước, nhưng đội sổ khi đặt bên cạnh những đội bóng hàng đầu khác của giải đấu như Liverpool (18.5 pha dứt điểm môi trận), Man City (18), Chelsea (15.2) hay Arsenal (14.5).
Tính đến thời điểm hiện tại, Ronaldo đang là chân sút số 1 của MU ở Premier League và tính tất cả các đấu trường. Ronaldo vẫn có những trận đấu siêu hạng, như cú hattrick trước Tottenham hay 2 bàn vào lưới Arsenal, anh cũng là 1 trong 2 cầu thủ tích cực dứt điểm cầu môn nhiều nhất giải – 3.9 lần mỗi 90 phút, chỉ sau duy nhất Mohamed Salah, nhưng rất rõ ràng, CR7 của hiện tại không phải là mảnh ghép còn thiếu để giúp Mu chinh phục đỉnh cao như chúng ta từng kỳ vọng khi anh tái hồi Old Trafford đầu tháng Chín năm ngoái.
Về mặt thống kê bàn thắng ghi được thực tế với bàn thắng kỳ vọng xg, Ronaldo kém tới 3 đơn vị. Sự tàn nhẫn trước khung thành đối phương của CR7 mùa này không xuất hiện một cách thường xuyên. Nhưng vấn đề lớn nhất của Ronaldo không phải là hiệu suất dứt điểm mà là cách chơi của anh.
Ronaldo không cần phải nói nhiều, thuộc nhóm những tiền đạo ít pressing nhất giải đấu. Thực ra đó là điều không có gì lạ, toàn bộ sự nghiệp đỉnh cao của mình Ronaldo cũng không hề nổi bật ở hạng mục chuyên môn này. Ronaldo tạo ra sự khác biệt là khi anh có bóng và di chuyển để có bóng. Tuy nhiên, một mặt mùa này Ronaldo vẫn giữ cách chơi thích xuất hiện ở tất cả mọi nơi thuộc nửa phần sân trên, mặt khác những dấu ấn của anh khi có bóng không đem đến nhiều giá trị như đã từng.
Khả năng chớp cơ hội và di chuyển trong box vẫn là 1 đặc sản hiếm có ở Ronaldo, nhưng anh không thể đem đến hay tạo ra những giá trị tích cực nhất trong các phrase phối hợp ở 1/3 cuối sân như trước nữa.
Dùng Ronaldo như thế nào trong một đội bóng đề cao pressing và kiểm soát, là một nan đề thực sự khó cho Ten Hag, bời dù Mười Khó đã cho thấy ông là HLV biết tạo ra những cấu trúc đa dạng và phù hợp với các ngôi sao tấn công mà mình có trong tay từ dạng số 9 ảo như Tadic đến trung phong đúng nghĩa kiểu Haller, thì Ronaldo là một kiểu hoàn toàn khác, chưa kể đến vị thế của CR7.
Rõ ràng, MU của hiện tại tồn tại rất nhiều vấn đề, từ con người tới phong cách, từ tư duy đến cấu trúc mà nói như HLV tạm quyền Rangnick, thì “Quỷ đỏ” cần một kế hoạch cải tổ mạch lạc, 3 kỳ chuyển nhượng và sự kiên trì đến cùng thì mới có thể tạo dựng được 1 tập thể đủ tốt để cạnh tranh các danh hiệu lớn.
Cuộc cách mạng ở MU đã được đặt nền móng sơ bộ bởi Rangnick, sẽ được đẩy mạnh khi Ten Hag nắm đội nhưng đừng lạc quan tếu mà chờ đợi một phép màu đến ngay lập tức từ Mười Khó, ở mùa giải đầu tiên của ông ở Old Trafford.
Có quá nhiều nan đề phải giải quyết tại MU và nó cần thời gian, sự đồng lòng và rất nhiều kiên nhẫn, từ BLĐ, đội ngũ huấn luyện và cả cộng đồng fan CLB.